Xuất khẩu rau quả bứt phá: Kỳ vọng tiếp đà tăng trưởng sang năm 2024

28/11/2023 16:09

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ trước đến nay.

Nhóm rau quả đang đứng trong top đầu xuất khẩu của các nhóm hàng nông nghiệp

Theo thống kê cập nhật của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 187,74 triệu USD. Kết quả trên nâng kim ngạch tính từ đầu năm đến 15/11 lên con số 5 tỷ USD, tăng hơn 2,06 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ trước đến nay. Với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 5,2 tỷ USD - nhóm rau quả đang đứng trong top đầu xuất khẩu của các nhóm hàng nông nghiệp.

Thời gian gần đây, Trung Quốc là quốc gia nhập nhiều rau quả Việt Nam nhất với tổng kim ngạch 10 tháng đạt 3,2 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 66% thị phần. Đây có thể nói là năm đột phá của ngành rau quả.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả cũng chỉ đạt hơn 3,7 tỷ USD. Sau đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kim ngạch các năm sau giảm và năm 2022, chỉ đạt gần 3,4 tỷ USD. Năm nay, dù chưa hết tháng 11 nhưng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 5 tỷ USD.

Dự kiến năm nay xuất khẩu rau quả bứt phá nhờ Trung Quốc và nhiều thị trường trên thế giới gia tăng nhu cầu hàng Việt. Ngoài ra, Việt Nam có thêm nhiều mặt hàng rau quả xuất khẩu và thị trường tiêu thụ mới. Bên cạnh đó do Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương.

Kinh tế vĩ mô - Xuất khẩu rau quả bứt phá: Kỳ vọng tiếp đà tăng trưởng sang năm 2024

Ở Việt Nam sầu riêng được cấp thêm nhiều mã vùng trồng giúp mở rộng đầu ra cho nông sản Việt. Ảnh minh họa.

Điểm danh các mặt hàng rau quả đã mở cửa thị trường của Việt Nam 

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các mặt hàng rau quả đã mở cửa thị trường của Việt Nam hiện nay là: thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, bưởi, chanh, vú sữa, chuối. Các mặt hàng đang đàm phán mở cửa thị trường là chanh leo sang Mỹ, Australia; bưởi sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ; sầu riêng sang Ấn Độ; các loại quả có múi, dừa, sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Các mặt hàng khác có tiềm năng mở cửa thị trường trong tương lai là bơ, chanh không hạt.

Với đà xuất khẩu khẩu rau quả như hiện nay, mục tiêu 5 tỷ USD kim ngạch cả năm 2023 là không quá xa vời. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng nóng của nhiều mặt hàng hiện nay, nhất là các mặt hàng trái cây, thì yêu cầu giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định uy tín và giá trị của cả ngành hàng.

Thông tin trên báo Nhân Dân, để giải quyết một phần vấn đề chất lượng sản phẩm, Phó Cục trưởng Bảo vệ thực vật Nguyễn Thị Thu Hương cho biết: Thời gian tới, Cục sẽ tập trung các giải pháp nhằm minh bạch thông tin, cơ sở dữ liệu; hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật; hoàn thiện bộ tài liệu ngành hàng để có những tiêu chuẩn về giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất... cho nông dân thuận tiện sử dụng.

Cục sẽ tập trung các giải pháp nhằm minh bạch thông tin, cơ sở dữ liệu; hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật; hoàn thiện bộ tài liệu ngành hàng để có những tiêu chuẩn về giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất... cho nông dân thuận tiện sử dụng.

Ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, đưa phần mềm quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói vào sử dụng rộng rãi; phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Triển vọng xuất khẩu rau quả trong năm 2024

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ trước đến nay. Với con số xuất khẩu này, nhóm rau quả lần đầu dẫn đầu ngành nông nghiệp, vượt các nhóm chủ lực như gạo, hạt điều, cà phê, sắn... Với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 5,2 tỷ USD - nhóm rau quả đang đứng trong top đầu xuất khẩu của các nhóm hàng nông nghiệp.

Đáng chú ý, trước đà tăng trưởng như hiện nay, giới chuyên gia nhận định, ngành rau quả còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt được kim ngạch 7 - 8 tỷ USD còn rất nhiều vấn đề cần phải hướng đến, trong đó cần chú trọng sản xuất sạch, xanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Cũng theo ông Đặng Phúc Nguyên, năm 2024 sẽ có thêm nhiều diện tích trồng sầu riêng đến kỳ thu hoạch, đồng thời nhu cầu tiêu thụ ở thị trường lớn nhất là Trung Quốc vẫn rất lớn. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội này cần phải áp dụng nông nghiệp sản xuất tốt và đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn, quy định mới mà các thị trường nhập khẩu đặt ra.

Để ngành rau quả Việt Nam xây dựng được thương hiệu, vững chân tại thị trường quốc tế, Nhà nước cần đẩy mạnh mở rộng thêm những mặt hàng rau quả xuất khẩu chính ngạch. Cùng với Nhà nước, nông dân, hợp tác xã, tổ hợp và doanh nghiệp cần phải liên kết chặt chẽ, tăng cường năng suất và chất lượng rau quả nhằm đáp ứng được yêu cầu của quốc gia nhập khẩu. Có như vậy mới hướng đến xuất khẩu bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, muốn xuất khẩu đi các thị trường lớn, rau quả Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao của thị trường Mỹ, EU. Do đó, nông sản Việt ngoài đảm bảo chất lượng cần hướng đến phát triển chế biến công nghệ hiện đại. Ngoài ra, người dân cũng cần tập trung trồng loại cây theo đúng định hướng của chính quyền địa phương, giúp tập trung vùng trồng, nâng cao tỉ lệ chế biến và đáp ứng được nhu cầu về đa dạng hóa sản phẩm.

Để gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, ký kết các Hiệp định FTA, Hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, theo VTV.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các hiệp định.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới…; đồng thời, nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.

Đặc biệt, Bộ Công Thương còn chú trọng việc tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, hiệp hội về thông tin, nhu cầu, quy định mới của thị trường.

Trúc Chi (t/h)

Bạn đang đọc bài viết "Xuất khẩu rau quả bứt phá: Kỳ vọng tiếp đà tăng trưởng sang năm 2024" tại chuyên mục ĐẦU TƯ. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline: 0903781209, hoặc gửi về địa chỉ email: chuyendongthitruong.vn@gmail.com - phutrachnoidung@gmail.com.