Nông dân trồng mía ở Hậu Giang lo mía bị “đuối nước”

Với việc nhà máy đường duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông báo hoạt động muộn hơn gần 2 tháng so với niên vụ trước, nhiều nông dân trồng mía tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) - vùng mía nguyên liệu lớn nhất của khu vực ĐBSCL đang rất lo lắng mía bị nước chụp, hư hỏng, giảm năng suất.

Theo dự báo của Tổng cục khí tượng thủy văn - Bộ TN&MT, đỉnh lũ năm 2021 ở đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng từ báo động 1 – báo động 2 xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Phụng Hiệp được xem là vùng trũng, đa phần diện tích mía được trồng trên liếp dã chiến nên dễ bị ngập úng mỗi khi có đợt triều cường lớn.

mia phung hiep

Vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp (Hậu Giang) có hàng ngàn ha mía chín sớm đang chờ thu hoạch. Ảnh An Hòa

Ngành mía đường tại ĐBSCL sắp bị  “xóa sổ”

Như thường lệ mọi năm thì vào thời điểm này nhà máy đường Phụng Hiệp thuộc Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, do năm nay ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhà máy thông báo sẽ vào vụ sản xuất muộn hơn gần 2 tháng, dự kiến sẽ hoạt động vào giữa tháng 11.

Trao đổi với

Nhà máy đường Phụng Hiệp đang chuẩn bị vào vụ sản xuất mới. Ảnh An Hòa

Chưa chặn được đường nhập khẩu lẩn tránh thuế

Kết thúc 1 năm điều tra chống bán phá giá, tháng 6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp 47,64% đối với đường Thái Lan nhập khẩu. Ngay lập tức đường Thái Lan đã có động thái đi vòng qua 5 nước Asean khác là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar để được hưởng mức thuế 5% ( theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN -ATIGA) khi vào Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng đường nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm trên 900.000 tấn, trong đó nhập khẩu từ Thái Lan giảm mạnh chỉ chiếm khoảng 38%, trong khi những năm trước nhập khẩu đường từ quốc gia này luôn chiếm trên 90%.

Điều bất thường là nhập khẩu đường từ các quốc gia vốn được xem năng lực sản xuất mía đường thấp như Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam tăng đột biến, cao gấp hàng chục lần so với cùng kỳ.

Trước những bất thường đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đại diện các công ty sản xuất đường mía trong nước đã gửi hồ sơ kiến nghị Bộ Công thương điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại  - Bộ Công Thương Lê Triệu Dũng cho biết, theo Luật Quản lý ngoại thương Việt Nam và quy định trong WTO, khi thấy có hiện tượng vi phạm về phòng vệ thương mại, đại diện các nhà sản xuất trong nước sẽ chuẩn bị hồ sơ để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các quy trình điều tra.

Hồ sơ kiến nghị điều tra về vi phạm phòng vệ thương mại không chỉ phản ánh hiện tượng mà còn phải thu thập đầy đủ nội dung, chứng cứ, mức độ thiệt hại và được 50% doanh nghiệp ngành hàng đứng đơn cùng kiến nghị.

“Theo quy định của Luật Ngoại thương Việt Nam, thời gian để đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước thường là 1 năm. Trong trường hợp đặc biệt có thể thấp hơn nhưng không thấp hơn dưới 6 tháng. Trong thời gian này, VSSA cần thu thập toàn bộ số liệu sản xuất, sản lượng, số liệu nhập khẩu, biến động giá cả… sau đó tổng hợp lại để làm bằng chứng”, ông Dũng hướng dẫn.

Theo VSSA, niên vụ vụ sản xuất mía đường 2020 - 2021 đã kết thúc với sản lượng đường chỉ đạt 689.830 tấn, thấp hơn 74.000 tấn so với vụ trước. Dù sản lượng giảm nhưng giá đường sản xuất nội địa không tăng và tiêu thụ chậm, nguyên nhân do giá đường sản xuất trong nước cao hơn đường nhập khẩu.

Link nội dung: https://www.chuyendongthitruong.vn/nong-dan-trong-mia-o-hau-giang-lo-mia-bi-duoi-nuoc-117048.html